Du lịch Hà Giang dịp Tết để biết được vị Tết nguyên bản

Tôi đã từng nghĩ tôi biết hết thế nào là Xuân là Tết miền Bắc. Nhưng phải khi đặt chân đến Hà Giang, Hà Giang ngày Tết đã cho tôi biết được vị Tết nguyên bản, tinh khôi và đặc biệt đến vậy.

Tôi đã từng nghĩ tôi biết thế nào là xuân và Tết đúng nghĩa, bởi ở giữa lòng Hà Nội, sự chuyển mình giữa từng mùa của đất trời cũng rõ rệt và mênh mang. Nhưng chẳng phải đâu. Nếu để đi tìm nàng xuân đích thực, hãy thử ngược lên Tây Bắc, đến nơi ngàn trùng xa ấy. Và tôi chọn Hà Giang – vùng đất cực Bắc của Tổ Quốc để giữ cho riêng mình những sắc xuân vị Tết nguyên bản, giản dị và tinh khôi nhất.

Sắc xanh nảy nở mọi nẻo đường Hà Giang dịp tết

Hồn tôi chạm Hà Giang vào một ngày thời tiết dập dìu sương gió, phơn phớt lạnh giá, đủ để tâm hồn lả lướt trên mỗi cung đường. Đường lên Hà Giang mùa xuân rất đẹp. Hai bên đường là những sắc xanh nảy nở những mầm sống.


Hà Giang bềnh bồng những ngày xuân (Ảnh sưu tầm)

Đường lên Hà Giang mùa này đẹp lắm (Ảnh sưu tầm)

Màu xanh Hà Giang cứ lan rộng sinh sôi, chen đá chen đất mà cứ trải dài ra bạt ngàn. Hà Giang dịp Tết chính là từ những cành đào nhành mai lác đác hoa, trổ bông trong hợp âm nao nức của vài ba cánh én xuân.

 
Cơ hội tuyệt vời để đi du xuân giữa một vùng thiên nhiên hữu tình (Ảnh sưu tầm)


Khám phá vùng cực Bắc Tổ quốc (Ảnh sưu tầm)

Cảnh sắc Hà Giang ngày Tết 

Giữa tiết trời xuân Hà Giang đẹp tươi này, bạn có thể ngắm nhìn sông Lô đổi sắc. Nước sông vào chớm Xuân xanh ngắt, cái màu xanh mát gợi cho con người ta nhiều xúc cảm lâng nối tiếp lâng. Ngun ngút tầm mắt là núi và đèo. Đèo Quản Bạ ở Hà Giang có lẽ là một cung đèo bảng lảng nhất, mờ ảo nhất, mông lung nhất mà tôi thấy. Mấy cô bé người Dao váy áo muôn màu đi trong sương khói trông như một bức tranh là đà ảo ảnh.


Núi đôi Quản Bạ, lâng lâng giữa núi và trời (Ảnh sưu tầm)

Không khó để bắt gặp từng tốp người Hà Giang nối nhau đi chợ ngày Tết (Ảnh sưu tầm)

Đó mới là xuân, là Tết, là cái lạnh se sắt của miền Bắc. Cái lạnh chênh vênh trên núi cao Hà Giang khiến lòng người cũng thăng trầm xúc cảm: hồi hộp xen háo hức, cõi thực hòa quyện cõi mơ. Đi giữa sương, giữa mây cảm giác như đang lạc vào một cõi nào xa lắm. Đôi lúc trong tôi bật ra câu hỏi “phía xa xa kia là gì?” rồi lại tự trả lời một cách ngớ ngẩn “là sương, là mây, là núi, là hoa, là hư vô, là Hà Giang”.


Hà Giang chìm trong sương (Ảnh sưu tầm)

Cuộc hành trình Tết đến Hà Giang không thể thiếu chặng Đồng Văn, Mã Pì Lèng, Mèo Vạc. Mã Pì Lèng ở Hà Giang được mệnh danh là vua của những con đèo ở miền Bắc. Không phải bởi khó đi, mà bởi cảnh quan hùng vỹ và câu chuyện thanh niên cảm tử phá đá mở đường trên con đèo hiểm trở này. Đứng trên đỉnh Mã Pì Lèng, dang rộng cánh tay đón gió, cảm giác như đang bay lơ lửng trên bầu trời.

Mã Pì Lèng là vua những ngọn đèo ở miền Bắc


Đứng ở đây cảm giác như vươn tới chạm bầu trời (Ảnh sưu tầm)

Trong cái không khí xuân Hà Giang, bạn đừng quên đến thăm cột cờ Lũng Cú nổi tiếng phân ranh giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đứng bên cột cờ Lũng Cú, nhìn lá cờ Tổ quốc phấp phới bay trong gió, tận mắt thấy điểm đầu tiên đặt nét bút vẽ nên bản đồ hình chữ S là lúc lòng tự hào dân tộc và tình yêu quê hương đất nước dâng tràn.


Cột cờ Lũng Cú (ảnh sưu tầm)

Lòng tự hào và yêu nước cứ thế dâng tràn

Hà Giang ngày Tết muôn hoa đua nở

Hà Giang mùa này nẻo đường nào cũng đẹp. Mùa xuân Hà Giang đến điểm mặt trên các sắc lá cái màu non tơ của chồi non, biêng biếc của lộc, màu đỏ rực của hoa chuối rừng, màu trắng của hoa lê, hoa mận, màu hồng phớt của hoa đào cao nguyên đá và cả cái màu vàng của những chiếc lá còn sót lại, hòa cùng những sắc màu của váy áo thổ cẩm của những chàng trai cô gái người tộc xuống đường du xuân…


Biết Tết đã về khi thiên nhiên Hà Giang chuyển mình thay đổi (Ảnh sưu tầm)

0962341697