Khám phá những vườn quốc gia ở Ấn Độ được UNESCO công nhận

Ấn Độ nổi tiếng có những danh lam thắng đẹp cùng với tài nguyên thiên nhiên đa dạng. Hãy theo chân PYS Travel cùng khám phá những vườn quốc gia ở Ấn Độ đã được UNESCO nhé!

1. Vườn quốc gia Kaziranga ( 1985 )

Vườn quốc gia Kaziranga nằm ở phía Đông của Ấn Độ, diện tích của toàn bộ vườn quốc gia khoảng 430 km2. Vườn quốc gia này là một trong những khu vực cuối cùng ở miền đông Ấn Độ không bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của con người.


Động vật đa dạng tại vườn quốc gia Kaziranga ( ảnh: Sưu tầm )

Vườn Kaziranga là nơi cư trú của khoảng 7.500 con voi, chiếm 50% số lượng voi củɑ cả Ấn Độ. Đây đồng thời cũng là nơi có số lượng tê giác một sừng lớn nhất thế giới, Ƅên cạnh đó còn có nhiều loại động vật quý hiếm khác sinh sống ở đâу như hổ, voi, báo, gấu và hàng ngàn loài chim.


Các hoạt động đa dạng cho khách tham quan ( ảnh: Sưu tầm )

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Vườn quốc gia Kaziranga của Ấn Độ là Di sản thiên nhiên thế giới năm 1985.

2. Khu bảo tồn động vật hoang dã Manas, Assam ( 1985 )

Nằm ở khu vực thuộc chân dãy núi Himalaya với một phần kéo dài qua Bhufan. Khu bảo tồn động vật hoang dã Manas hay còn được gọi là vườn quốc gia Manas gồm một khu bảo tồn hổ, voi, tê giác Ấn Độ và nhiều loại động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng cao trên thế giới, đồng thời nơi đây còn có khu dự trữ sinh quyển Assam. Khu bảo tồn này nằm ở bang Assam phía Đông Bắc Ấn Độ, đây là một điểm nóng trong khu vực về sự đa dạng sinh học. Khu bảo tồn có diện tích 39.100 ha, nếu tính cả phần diện tích hành lang bao quanh và các khu vực kế cận, vùng rừng và đồng bằng thì khu vực này có diện tích lên tới 283.700 ha.


Hổ tại khu bảo tồn động vật hoang đã Manas ( ảnh: Sưu tầm )

Ở Ấn Độ, khu bảo tồn Manas là một trong những khu bảo tồn quan trọng bởi nơi đây có một số lượng lớn đồng thời rất đa dạng các loài vật hoang dã.
Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Khu bảo tồn động vật hoang dã Manas của Ấn Độ là Di sản tự nhiên thế giới năm 1985.

3. Vườn quốc gia Keoladeo ( 1985 )

Vườn quốc gia Keoladeo thuộc bang Rajasthan, cách Arga khoảng 50km vế phía Tây. Vườn là một vùng rừng ngập mặn đặc hữu. Diện tích toàn bộ vườn Keoladeo là 2.873 ha. Nơi đây là nơi cư trú của 375 loài chim. Vườn thực chất là một ốc đảo xanh rộng, xung quanh ngập nước mặn. Trên đảo có rừng với những đồng cỏ và các đầm lầy ngập mặn. Chính vì thế vườn quốc gia Keoladeo được coi là “Thiên đường của các loài chim nước mặn” như vịt trời, bồ nông, cuốc, cò, vạc. Đặc biệt ở đây có 1 giống chim vô cùng quý hiếm đó là sếu Siberia. Mặc dù là thiên đường của các loài chim nhưng vườn quốc gia Keoladeo còn là cánh rừng nhiệt đới khô, cây bụi và đồng cỏ bởi thế Keoladeo cũng là nơi sinh sống của các loài động vật linh trưởng như voọc, khỉ nâu, báo, mèo rừng, linh cẩu sọc, cầy hương…


Vẻ đẹp thiên nhiên xanh ngắt bạt ngàn của Vườn quốc gia Keoladeo ( ảnh: Sưu tầm )

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Vườn quốc gia Keoladeo của Ấn Độ là Di sản thiên nhiên thế giới năm 1985.

4. Vườn quốc gia Great Himalaya ( 2014 )

Vườn quốc gia Great Himalaya là một vườn quốc gia nằm ở Kullu, thuộc bang Himachal Pradesh. Được thành lập vào năm 1984, vườn quốc gia có diện tích 1.171 km2, nằm giữa độ cao từ 1500 đến 6000m. Vườn quốc gia Great Himalaya là một môi trường sống của nhiều loài thực vật, hơn 375 loài động vật trong đó bao gồm gần khoảng 31 loài động vật có vú, 181 loài chim, 3 loài bò sát, 9 loài lưỡng cư, 11 loài giun đốt, 17 loài động vật thân mềm và 127 loài côn trùng. Chúng được bảo vệ nghiêm ngặt theo Đạo luật Bảo vệ Động vật hoang dã năm 1972, do đó bất kỳ hành động săn bắn nào đều không được phép.


Vườn quốc gia Great Himalaya hùng vĩ ( ảnh: Sưu tầm )

Vào tháng 6 năm 2014, vườn quốc gia Great Himalaya đã được thêm vào danh sách di sản thế giới của UNESCO. Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO đã đánh giá về vườn quốc gia này mang “vẻ đẹp tự nhiên đặc biệt và bảo tồn đa dạng sinh học cao”.

5. Vườn quốc gia Khangchendzonga ( 2016 )

Vườn quốc gia Khangchendzonga còn được biết đến với tên Vườn quốc gia Kanchenjunga hay Khu dự trữ sinh quyển Kanchenjunga là một vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển nằm tại Sikkim, Ấn Độ. Tên của nó bắt nguồn từ Kangchenjunga, đỉnh núi có chiều cao 8.586 mét và là đỉnh cao thứ 3 thế giới. Tổng diện tích của vườn quốc gia này là 849,5 km2 (328,0 dặm vuông Anh) bao gồm núi cao, sông băng. Vườn quốc gia là nơi đáng chú ý khi là nhà của một số loài động vật hoang dã cực kỳ quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng cao như Báo tuyết, Dê núi sừng ngắn Himalaya, Hươu xạ.


Đỉnh núi tuyết trắng tại Vườn quốc gia Kanchenjunga ( ảnh: Sưu tầm )

Năm 2016, vườn quốc gia đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và nó cũng là di sản hỗn hợp đầu tiên tại Ấn Độ.

6. Vườn quốc gia Nanda Devi ( 1988 )

Khu bảo tồn Nanda Devi nằm ở dãy núi Garhwal, bang Uttarakhand, Ấn Độ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1988. Nơi đây đã trở thành một hệ sinh thái khổng lồ và tuyệt đẹp bậc nhất Ấn Độ với nhiều loài động thực vật phong phú.


Một góc thung lũng hoa tại khu bảo tồn Nanda Devi ( ảnh: Sưu tầm )

Khu bảo tồn Nanda Devi có thung lũng hoa gồm 312 loài hoa trong đó có 17 loài quý hiếm. Những loài thực vật chính tại đây gồm linh sam, bạch dương, đỗ quyên và bách xù. Đi sâu vào trong vườn quốc gia là khu vực núi cao có sự xuất hiện của những khu vực sông băng. Tại đây thảm thực vật khan hiếm và chủ yếu là các loài cây chịu khô hạn như thông, rêu và các loài địa y.


Từ khu bảo tồn Nanda Devi nhìn ra dãy núi Himalaya ( ảnh: Sưu tầm )

Khu bảo tồn có một số loài động vật đặc biệt như hươu xạ bụng trắng, sơn dương lục địa, dê núi sừng ngắn Himalaya. Năm 1993, một đoàn thám hiểm cũng đã phát hiện ra nơi đây có tới 114 loài chim quý hiếm cư ngụ.

7. Vườn quốc gia Sundarbans ( 1987 )

Vườn quốc gia Sundarbans là một vườn quốc gia, khu bảo tồn hổ, khu dự trữ sinh quyển của Ấn Độ. Đây là một trong những khu rừng và rừng ngập mặn lớn nhất trên thế giới (140.000 ha), nằm trên vùng đồng bằng của sông Hằng, sông Brahmaputra và Meghna đổ ra vịnh Bengal, thuộc lãnh thổ của Ấn Độ và Bangladesh.


Hổ được bảo tồn tại Vườn quốc gia Sundarbans ( ảnh: Sưu tầm )

Khu vực bao gồm một mạng lưới các kênh rạch, đảo nhỏ, bãi bùn với hệ thực vật rừng ngập mặn, là khu vực sinh thái điển hình có sự đa dạng sinh học cao và là một trong những khu vực lớn nhất về bảo tồn loài hổ Bengal cùng rất nhiều các loài các loài bò sát và động vật không xương sống như cá sấu nước mặn, trăn Ấn Độ cùng 260 loài chim. Hiện tại, vườn quốc gia Sundarbans được tuyên bố là vùng lõi của khu bảo tồn hổ Sundarbans trong năm 1973 và một khu bảo tồn động vật hoang dã vào năm 1977. Ngày 4 tháng 5 năm 1984, nó được công nhận là một vườn quốc gia.


Hoạt đọng cho khách tham quan tại Vườn quốc gia Sundarbans ( ảnh: Sưu tầm )

Vườn quốc gia Sundarbans đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1987,,khu dự trữ sinh quyển thế giới từ năm 1989, và vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar từ năm 2019.

8. Thung lũng hoa Uttarakhand ( 1988 )

Vườn quốc gia Thung lũng các loài hoa là một vườn quốc gia ở phía Tây của khu bảo tồn Nanda Devi thuộc dãy Tây Himalaya với những đồng cỏ hoa đặc hữu của vùng núi cao. Vườn quốc gia này trải dài trên một diện tích là 87,5 km² (thuộc khu dự trữ sinh quyển Nanda Devi rộng 223,674 km² và vùng đệm của khu dự trữ sinh quyển này lên đến hơn 5.148 km²) và đã được hình thành từ năm 1982 với đỉnh núi cao nhất trong vườn quốc gia là Gauri Parbat cao 6.719 m.


Thung lũng hoa Uttarakhand rực rỡ màu sắc ( ảnh: Sưu tầm )

Vẻ đẹp của những loài hoa tô điểm cho vùng núi cao Nanda Devi quanh năm sương mù bao phủ, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1988.


Con đường đá dọc theo thung lũng hoa ( ảnh: Sưu tầm )

Ngoài ra còn có một số địa điểm vườn quốc gia chưa được UNESCO công nhận nhưng đã được Ấn Độ công nhận cấp quốc gia vì vẻ đẹp

9. Khajjiar (cấp quốc gia)

Khajjiar là một ga trên đồi , gần thị trấn Chamba thuộc huyện Chamba , Himachal Pradesh , Ấn Độ , nằm cách Dalhousie khoảng 24 km.
Khajjiar nằm trên một cao nguyên nhỏ với một hồ nước nhỏ có dòng suối nhỏ ở giữa đã bị cỏ dại bao phủ. Trạm đồi được bao quanh bởi đồng cỏ và rừng. Nó cao khoảng 2.000 mét (6.500 ft) trên mực nước biển ở chân của dãy Dhauladhar của Tây Himalayas và có thể nhìn thấy những đỉnh núi ở phía xa.


Vẻ đẹp của những ngôi nhà nhỏ giữa thiên nhiên ( ảnh: Sưu tầm )

Khajjiar nổi tiếng với ngôi đền Khajji Naga nổi tiếng dành riêng cho thần rắn mà từ đó người ta cho rằng cái tên này đã được bắt nguồn từ đó. Ngôi đền có từ thế kỷ thứ 10 và được xen kẽ với các hoa văn và hình ảnh khác nhau trên trần nhà và các cột gỗ.

10. Vườn quốc gia Kanha (cấp quốc gia)

Vườn quốc gia Kanha có diện tích 2.000 km2. Nó chiếm một thung lũng hình móng ngựa và đồng cỏ bao quanh bởi các dãy núi Satpura, ở độ cao từ 1.500ft đến 3.000ft. Bao gồm các thung lũng Banjar và Halon ở các tỉnh chính yếu ở miền Trung Ấn Độ. Năm 1933, Kanha được thành lập như một khu bảo tồn. Nó đã được tuyên bố là một công viên quốc gia vào năm 1955. Công viên đóng vai trò chủ nhà cho một loài quý hiếm của hươu sa thạch – đầm lầy – sống trong môi trường sống của vùng đất cứng.


Vùng đầm lầy tại Vườn quốc gia Kanha ( ảnh: Sưu tầm )

Trên đây là những thông tin về những vườn quốc gia nổi tiếng ở Ấn Độ, còn chần chừ gì nữa mà không xách ba lô lên và đi khám phá Ấn Độ – một đất nước có vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã đa dạng như vậy!

Dưới đây là những tour du lịch Ấn Độ hiện có tại PYS Travel:

Tour du lịch Ấn Độ

0962341697