Tìm hiểu về các quần thể di tích cổ tại Ấn Độ được UNESCO công nhận

Nhắc đến Ấn Độ người ta thường nghĩ đến tâm linh, văn hóa lâu đời và những kiến trúc nổi tiếng. Hãy cùng PYS Travel tìm hiểu về các quần thể di tích cổ tại Ấn Độ được UNESCO công nhận qua bài viết dưới đây.

1. Quần thể Đền thờ Mahabodhi tại Bodh Gaya, Bihar (UNESCO công nhận năm 2002)

Đền thờ Mahabodhi (nghĩa đen có nghĩa là chùa Đại Giác Ngộ) hay còn gọi là chùa Đại Bồ Đề, là một tổ hợp đền chùa Phật giáo ở Bodh Gaya, nơi được cho là Đức Phật đạt giác ngộ. Bodh Gaya ngày nay thuộc huyện Gaya, thuộc tiểu bang Bihar, cách thủ phủ của bang là thành phố Patna khoảng 96 km.


Quần thể đền thờ Mahabodhi (Ảnh: Sưu tầm)

Quần thể đền thờ Mahabodhi được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 2002.


(Ảnh: Sưu tầm)

Chùa Mahabodhi được xây dựng bằng gạch và là một trong những công trình bằng gạch lâu đời nhất còn tồn tại ở miền đông Ấn Độ.

Theo UNESCO, ngôi chùa hiện tại là một trong những công trình kiến ​​trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch từ thời kỳ Gupta. Tháp trung tâm của đền Mahabodhi cao 55 mét (180 ft) và được cải tạo vào thế kỷ 19. Tháp trung tâm được bao quanh bởi bốn tháp nhỏ hơn, được xây dựng theo cùng một phong cách.


(Ảnh: Sưu tầm)

2. Thánh tích Nalanda (UNESCO công nhận năm 2016)

Thánh tích Nalanda (hay còn gọi là Đại học Phật giáo Nalanda) là một Trung tâm giáo dục toàn diện, tiêu biểu nhất thế giới, nơi học tập bậc cao thời cổ đại ở bang Bihar, Ấn Độ, tồn tại từ thế kỷ thứ 5 đến thế 12 (1197). Di tích đặc biệt này nằm cách Patna khoảng 98 km về phía Đông Nam, thủ phủ bang Bihar.


Di tích Nalanda (Ảnh: Sưu tầm)

Ngày nay, Nalanda là một Di sản thế giới được UNESCO công nhận từ năm 2016

Mặc dù trường Đại học Nalanda không phải là khu thánh địa tâm linh quan trọng như những thánh tích liên quan đến cuộc đời đức Phật, nhưng nơi đây cũng là khu đất thiêng đã sản sinh ra các bậc thánh tăng tiêu biểu từ thời đức Phật như Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên và các bậc cao tăng làu thông tam tạng truyền bá Phật giáo sau này như Ngài Nagarjuna (Long Thọ), Asanga (Vô Trước), Vasubandhu (Thế Thân) (316-396), Dignāga (Trần Na) (480-540), Śīlabhadra (Giới Hiền)….


(Ảnh: Sưu tầm)

3. Nhóm di tích Khajuraho (UNESCO công nhận năm 1986)

Nhóm di tích Khajuraho là một nhóm các đền thờ Hindu nằm ở Chhatarpur, Madhya Pradesh, Ấn Độ, khoảng 175 kilômét (109 mi) về phía đông nam thành phố Jhansi.

Nhóm các di tích này được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ 1986. Chúng nổi tiếng với những biểu tượng kiến trúc phong cách đền thờ Hindu và những tác phẩm nghệ thuật khiêu dâm.

Nhóm di tích được xây dựng cùng nhau nhưng dành cho hai tôn giáo là Ấn Độ giáo và Kỳ Na giáo cho thấy một truyền thống chấp thuận và tôn trọng quan điểm tôn giáo đa dạng giữa người Ấn giáo và người Kỳ Na giáo trong khu vực.


(Ảnh: Sưu tầm)

4. Công viên khảo cổ Champaner – Pavagadh, Gujarat (UNESCO công nhận năm 2004)

Công viên khảo cổ Champaner-Pavagarh là một trong những hình ảnh thu nhỏ của nền văn hóa Ấn Độ, là điểm hành hương của những người theo đạo Hindu.


(Ảnh:Sưu tầm)

Di tích này được xây dựng tại huyện Panchmahal, bang Gujarat, Ấn Độ được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 2004. Nó nằm quanh thành phố lịch sử Champaner, nơi từng là thủ đô của Vương quốc Hồi giáo Gujarat.


(Ảnh: Sưu tầm)

Quần thể khảo cổ gồm có cung điện, cổng và cổng vòm, nhà thờ Hồi giáo, lăng mộ và đền thờ, khu dân cư, cấu trúc nông nghiệp và hệ thống nước như giếng bậc thang và bể thủy lợi, có niên đại từ thế kỷ thứ 8 đến 14.


(Ảnh: Sưu tầm)

5. Nhóm các di tích tại Hampi (UNESCO công nhận năm 1986)

Khu di tích Hampi, nằm ở bang Karnataka phía nam Ấn Độ, bên dòng sông Tungabhadra được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1986.

Quần thể kiến trúc bao gồm hơn 1500 di tích đã chứng kiến sự hưng thịnh và suy tàn của đế chế Vijayanagara.


(Ảnh: Sưu tầm)

Trong thời kỳ hoàng kim của Vijayanagara, quần thể di tích Hampi là một trung tâm văn hóa và kinh tế quan trọng được cai quản bởi giới tinh hoa và tầng lớp quý tộc hoàng gia. Nơi đây từng là điểm giao thoa, một tuyến giao thương huyết mạch của các hoạt động buôn bán gia vị và sản xuất hàng dệt vải bông.

6. Nhóm các di tích tại Pattadakal (UNESCO công nhận năm 1987)

Nhóm các di tích Pattadakal là quần thể các ngôi đền Hindu và Jaina thế kỷ 7 và thế kỷ 8 nằm ở phía bắc tiểu bang Karnataka, Ấn Độ. Nó nằm bên bờ sông Malaprabha, thuộc huyện Bagalkot, cách 14 dặm (23 km) từ Badami và cách 6 dặm (9,7 km) từ Aihole.

Quần thể Pattadakal được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1987

 

Pattadakal nổi tiếng với nhóm các tòa nhà cổ của Ấn Độ, vốn là thánh địa dùng để tổ chức nghi lễ đăng quang hoàng gia.


(Ảnh: Sưu tầm)

Tổng cộng tại Pattadakal có 150 di tích của Ấn Độ giáo và Kỳ Na giáo, Phật giáo và những khám phá khảo cổ học có niên đại từ thế kỷ 4 đến 10 bên cạnh những ngôi mộ cổ và hang động lịch sử được bảo tồn trong vùng Pattadakal-Badami-Aihole.

7. Di tích khảo cổ Dholavira (UNESCO công nhận nam 2021)

Dholavira là một địa điểm khảo cổ tại Khadirbet ở khu đô thị Bhachau Taluka thuộc quận Kutch, bang Gujarat phía tây Ấn Độ.

Di tích này mới được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 2021

Địa điểm khảo cổ Dholavira ở Thung lũng Indus đại diện cho nền văn hóa Harappan cổ đại, có niên đại từ năm 3.000–1.500 trước Công nguyên. Dholavira, tiếng địa phương gọi là Kotada, có nghĩa là “pháo đài lớn”, trải rộng trên 100 mẫu Anh với thị trấn gần nhất là Bhuj, cách địa điểm này khoảng 150 dặm.


(Ảnh: Sưu tầm)

8. Nhóm các ngôi đền Chola (UNESCO công nhận năm 1987)

Nhóm các đền thờ thời Chola là một Di sản thế giới được UNESCO công nhận năm 1987 nằm miền Nam Ấn Độ bao gồm các đền thờ Hindu được xây dựng dưới thời Chola. Các đền đài này nằm ở bang Tamil Nadu, bao gồm Đền thờ Brihadisvara tại Thanjavur, đền thờ Gangaikonda Cholapuram và đền thờ Airavatesvara tại Darasuram.


(Ảnh: Sưu tầm)

Nhóm các ngôi đền Chola là một đại diện tuyệt đẹp của kiến ​​trúc đền thờ từ thời đó và hệ tư tưởng Chola, những ngôi đền cùng nhau tạo nên những công trình kiến ​​trúc được bảo tồn tốt nhất đại diện cho Ấn Độ cổ đại.

9. Nhóm các tượng đài tại Mahabalipuram (UNESCO công nhận năm 1984)

Quần thể di tích tại Mahabalipuram, nằm trên bờ Coromandel của Vịnh Bengal. Mahabalipuram nằm gần quận Kancheepuram, thành phố Chennai, bang Tamil Nadu, phía Nam Ấn Độ.

Quần thể di tích Mahabalipuram gồm đền Shore, Rathas, khu bảo tồn hang động Mandapa, cùng nhiều tác phẩm điêu khắc… được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới năm 1984


(Ảnh: Sưu tầm)

Mahabalipuram là một cụm kiến trúc đặc biệt gồm những ngôi đền to, nhỏ khác nhau nằm chen nhau được tách trực tiếp vào những tảng đá lớn liền khối. Bên cạnh các ngôi đền đều có những tượng lớn có hình voi, sư tử, bò…

Bài viết trên đây là tất cả những thông tin về các di tích cổ Ấn Độ được UNESCO công nhận mà PYS Travel muốn gửi tới các bạn. Hy vong bài viết đã giúp các bạn có thêm những kiến thức hữu ích.

0962341697