Khám phá những kiến trúc cổ được UNESCO công nhận ở Ấn Độ

Ấn Độ nổi tiếng là một đất nước có nhiều những kiến trúc cổ vô cùng hấp dẫn và ấn tượng. Hãy theo chân PYS Travel cùng tìm hiểu những kiến trúc cổ được UNESCO công nhận ở Ấn Độ nhé!

1. Thành phố lịch sử Ahmedabad ( 2017 )

Thành phố lịch sử Ahmedabad hoặc Ahmedabad cổ là phần thành phố có tường bao quanh của Ahmedabad, Ấn Độ, cách Mumbai khoảng 300km về phía bắc. Được thành lập bởi Ahmad Shah I của vương quốc Hồi giáo Gujarat năm 1411 và là thủ đô của vương quốc Gujarat đồng thời là trung tâm chính trị, thương mại quan trọng của Gujarat.


Thành phố lịch sử Ahmedabad uy nghi với góc nhìn toàn cảnh ( ảnh: Sưu tầm )

Thành phố cổ nằm ở khu vực Tây Bắc Ấn Độ là nơi từng chứng kiến sự phát triển rực rỡ của đạo Hồi, đạo Jain rồi trở thành thành phố công nghiệp thời thuộc Anh và hiện nay là một trong những thành phố khoa học – công nghệ hiện đại của Ấn Độ. Lịch sử nhiều thăng trầm đã để lại cho Ahmedabad một di sản giàu có các kiến trúc đa dạng và những nét đặc sắc riêng. Thành phố lịch sử Ahmedabad đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào tháng 7 năm 2017.


Một góc cổng đi vào thành cổ ( ảnh: Sưu tầm )

2. Nhà ga xe lửa Chhatrapati Shivaji Terminus ( 2004 )

Ga xe lửa Chhatrapati Shivaji trước đây gọi là Ga xe lửa Victoria là ga đường sắt lịch sử và là Di sản thế giới của UNESCO, được công nhận vào năm 2004. Nhà ga nằm ở thành phố Mumbai, bang Maharashtra, miền Tây Ấn Độ. Đây là trụ sở của Khu đường sắt Trung tâm, là một trong 18 khu vực đường sắt ở Ấn Độ.


Nhà ga xe lửa với kiến trúc điệu nghệ ( ảnh: Sưu tầm )

Đây là công trình được thiết kế bởi kiến trúc sư người Anh Frederick William Stevens theo phong cách kiến trúc Gothic Phục hưng của Ý thời Victoria trở thành biểu tượng của Mumbai như một “thành phố Gothic và cảng quốc tế lớn của Ấn Độ”. Nó được xây dựng từ năm 1878 tại nhà ga xe lửa cũ của khu vực Bori Bunder để kỷ niệm Lễ kỉ niệm vàng của Nữ vương Victoria, kéo dài trong 10 năm sau đó.


Nhà ga xe lửa Chhatrapati Shivaji lung linh trong sắc đèn ( ảnh: Sưu tầm )

Đây là một trong những nhà ga nhộn nhịp nhất Ấn Độ, phục vụ cả đi lại tới các thành phố có khoảng cách xa và cả vé tháng hàng ngày. Tháng 3 năm 1966, nhà ga được đổi theo tên của Chhatrapati Shivaji, vị hoàng đế sáng lập ra đế quốc Maratha. Năm 2017, nhà ga một lần nữa được đổi tên thành Chhatrapati Shivaji Maharaj, và cả hai cái tên đều được sử dụng ngày nay.

3. Quần thể kiến trúc Gothic thời Victoria và Art Deco tại Mumbai (2018 )

Quần thể kiến trúc Gothic thời Victoria và Art Deco tại Mumbai là một tập hợp các tòa nhà công cộng Tân Gothic thời Victoria thế kỷ 19 và các tòa nhà theo phong cách Art Deco thế kỷ 20 tại khu vực Fort của Mumbai, bang Maharashtra, Ấn Độ. Bộ sưu tập các tòa nhà này nằm quanh sân giải trí Oval Maidan. Phía đông của sân là các công trình mang kiến trúc Tân Gothic trong khi phía tây là các tòa nhà mang phong cách Art Deco dọc theo đại lộ Marine Drive bên bờ Vịnh Back.


Quần thể kiến trúc Gothic thời Victoria và Art Decor với vẻ đẹp cổ điển ( ảnh: Sưu tầm )

Các công trình chính mang kiến trúc Tân Gothic ở phía đông chủ yếu là Tòa án tối cao Mumbai, Đại học Mumbai (Fort Campus) và Tòa án Dân sự thành phố. Đoạn đường cũng có một trong số những địa danh nổi tiếng của Mumbai là Tháp đồng hồ Rajabai. Trong khi các tòa nhà mang kiến trúc Art Deco chủ yếu là tòa nhà dân cư và Rạp chiếu phim Eros.


Sân cỏ xanh ngắt phía trước quần thể ( ảnh: Sưu tầm )

Toàn bộ các tòa nhà được thêm vào danh sách Di sản thế giới vào ngằy 30 tháng 6 năm 2018 trong phiên họp lần thứ 42 của Ủy ban Di sản thế giới diễn ra tại Manama, Bahrain.

4. Qutb Minar và các tượng đài ( 1993 )

Tháp Qutub Minar là tháp giáo đường cao nhất tại Ấn Độ. Qutub Minar là kiệt tác của nghệ thuật Ấn-Hồi, được làm bằng đá sa thạch đỏ, được xây dựng từ đầu thế kỷ XIII và UNESCO ghi nhận là di sản thế giới từ năm 1993. Toà tháp có 5 tầng riêng biệt. Càng lên cao, tháp càng nhỏ lại, từ đường kính 15m ở dưới chân tháp, khi lên đến đỉnh tháp chỉ còn 2,5m. Vật liệu xây các tầng tháp không giống nhau. Ba tầng dưới cùng được xây bằng sa thạch đỏ, hai tầng còn lại xây bằng đá cẩm thạch và sa thạch.


Tháp Qutub Minar cao sừng sững tưởng như chọc trời ( ảnh: Sưu tầm )

Bên dưới chân tháp là di tích đền Quwwat-ul-Islam, ngôi đền Hồi giáo đầu tiên của Ấn Độ. Đền cũng do vua Qutab-ud-din Aibak xây dựng. Trải qua hàng hơn nghìn năm lịch sử, cột tháp vẫn nguyên vẹn không gỉ sét, cho thấy trình độ điêu luyện của những người thợ kim khí Ấn Độ cổ đại. Tương truyền, nếu như một người có thể đứng và vòng tay ra sau lưng ôm trọn vẹn cột tháp thì mọi điều ước của họ sẽ thành hiện thực.


Du khách thăm quan tháp Qutab Minar ( ảnh: Sưu tầm )

Tháp Qutab Minar cách trung tâm New delhi khoảng 30 phút và cách sân bay khoảng 25 phút đi xe. Du khách cũng có thể đón xe buýt chạy thường xuyên với thời gian từ 60 đến 90 phút một chuyến từ trung tâm thành phố để đến tham quan tháp. Giá vé vào cửa dành cho du khách nước ngoài là 600 rupi Ấn Độ (giá năm 2019, tương đương 190 nghìn đồng).

5. Rani ki vav (Giếng của Nữ hoàng) ( 2014 )

Rani ki vav (Giếng của Nữ hoàng) là một tổ hợp kiến trúc giếng bậc thang phức tạp nằm ở thị trấn Patan, tiểu bang Gujarat, Ấn Độ. Nó được xây dựng như một đài tưởng niệm thế kỷ 11 của vua Bhima I của Triều đại Chaulukya dành cho người vợ yêu dấu của mình là nữ hoàng Udayamati. Công trình được thêm vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO vào ngày 22 tháng 6 năm 2014.


Kiến trúc đồ sộ bên trong Rani ki vav ( ảnh: Sưu tầm )

Giếng nước bậc thang là hình thức lưu trữ nước dưới lòng đất đặc biệt ở tiểu lục địa Ấn Độ được xây dựng từ thiên niên kỷ thứ 3 TCN và Rani ki vav là một trong số những công trình giếng nước nổi tiếng nhất. Nó được xây dựng theo kiến trúc phức hợp Maru-Gurjara như một ngôi đền đảo ngược với bảy tầng và hơn 500 tác phẩm điêu khắc chính.


Nơi lưu trữ nước và tránh nóng của người dân Ấn Độ ( ảnh: Sưu tầm )

Được xây như một đài tưởng niệm vị vua quá cố vào thế kỷ 11, Rani Ki Vav còn là nơi lưu trữ nước và tránh nóng của người dân.

6. Thành phố Jaipur, Rajasthan ( 2018 )

Thành phố Hồng Jaipur là thủ phủ tỉnh Rajasthan (Ấn Độ), nổi tiếng với hàng loạt các di sản văn hoá như pháo đài, cung điện, những công trình mang phong cách hoàng gia.


“Thành phố hồng” mộng mơ Jaipur ( ảnh: Sưu tầm )

Màu hồng độc đáo của kiến trúc Jaipur ra đời năm 1876, khi Hoàng tử nước Anh Albert sang thăm thành phố, người dân bản địa đã quét sơn hồng lên toàn bộ công trình và nhà cửa để biểu thị tình cảm chân thành và hiếu khách.
Khi đến với thành phố hồng Jaipur, bạn nhất định phải ghé qua pháo đài Amber với thiết kế pha lê tinh xảo. Tiếp đến là Cung điện gió, một công trình kiến trúc đặc biệt với gần 1000 ô cửa sổ. Cung điện từng là hậu cung của vua chúa và hiện đã trở thành biểu tượng của người dân địa phương.


Họa tiết ấn tượng trên từng ô cửa sổ ( ảnh: Sưu tầm )

Đặc biệt, đến Jaipur bạn cũng sẽ có trải nghiệm lạc lối trong những con ngõ nhỏ yên tĩnh hay bị mê hoặc bởi các gian hàng thủ công đá quý lấp lánh vẫn thường được tổ chức theo hình thức phường hội. Tất cả hòa quyện và tạo nên ấn tượng khó quên về một Ấn Độ màu hồng.

7. Hệ thống đường sắt trên núi của Ấn Độ ( 1999 )

Hệ thống đường sắt này có vai trò rất lớn trong nền du lịch Ấn Độ, tuy nhiên vai trò quan trọng ưu tiên nhất của chúng vẫn là “cầu nối” kinh tế – xã hội cho các cộng đồng bị tách biệt trong khu vực miền núi.


Tuyến đường sắt Darjeeling Himalayan ( ảnh: Sưu tầm )

Chúngg mang đến cho du khách những cuộc phiêu lưu mạo hiểm chưa từng có nơi địa hình núi non hiểm trởvà khẳng định tên tuổi mình trong số những kỳ công xây dựng nổi bật của con người khi ghi tên mình vào danh sách di sản văn hóa thế giới UNESCO năm 1999.


Tuyến đường sắt Nilgiri Mountain Railway ( ảnh: Sưu tầm )

Hệ thống đường sắt trên núi của Ấn Độ được chia làm tuyến đường sắt bao gồm: Darjeeling Himalayan với tên gọi “chiếc xe lửa đồ chơi” bởi kích thước nhỏ bé nhưng được thiết kế đặc biệt kỹ lưỡng , Nilgiri Mountain Railway đi qua các khu rừng phía nam đến ga cuối của mình tại Udhagamandalam và Kalka lia Railway.


Tuyến đường sắt Kalka lia Railway ( ảnh: Sưu tầm )

Bài viết trên đây là thông tin về những kiến trúc cổ ấn tượng được UNESCO công nhận ở Ấn Độ. PYS Travel hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về chủ đề này.

0962341697